Skip to content

Trang Chủ

Tài Liệu Trên Mạng cho Ngôn Ngữ Việt:

Công Cụ Đánh Giá và Bài Học

GIỚI THIỆU

Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ 5 tại Hoa Kỳ với gần 2 triệu người nói. Nhưng hiện vẫn còn thiếu tài liệu và dụng cụ cũng như nhà chuyên gia thông thạo tiếng Việt.

Trên toàn cầu, chuyên gia âm ngữ trị liệu dành cho tiếng Việt rất ít. Ở Hoa Kỳ, khoảng 6% thành viên của hiệp hội American Speech-Language-Hearing Association (ASHA) thông thạo 2 thứ tiếng, và thành viên song ngữ chủ yếu nói tiếng Tây Ban Nha (ASHA, 2018). Chỉ 1% thành viên của ASHA là người gốc Á, trong đó người nói tiếng Việt rất ít. Ở Việt Nam, ngành Âm Ngữ Trị Liệu (speech-language pathologist - SLP) chỉ mới bắt đầu. Với sự hỗ trợ của những cộng tác quốc tế (Eitel et al., 2017), khoảng 70 SLPs được huấn luyện ở Việt Nam cho một quốc gia với hơn 90 triệu dân.

Người nói tiếng Việt cần nhiều tài liệu lâm sàng và kết quả nghiên cứu hơn. Hiện nay có một số bài nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ đơn ngữ tiếng Việt (e.g., Tran 2010) và trẻ song ngữ (e.g., Pham & Kohnert, 2014), và rất ít bài nghiên cứu về rối loạn giao tiếp ở trẻ nói tiếng Việt (e.g., Pham et al., 2019). Tuy nhiên, không có những công cụ chuẩn hóa để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ dành cho trẻ người Việt, và những công cụ đánh giá chưa được truy cập rộng rãi.

MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Dự án này, Vietslp đóng góp một phần trong việc giải quyết các nhu cầu giao tiếp của người nói tiếng Việt ở Việt Nam và hải ngoại. Mục đích của dự án này là truy cập rộng rãi thông tin, tài liệu, và công cụ đánh giá ngôn ngữ trẻ em. Dự án này có 3 mục tiêu:

1. Cung cấp thông tin nền tảng về trẻ em song ngữ Việt- Anh.

2. Cung cấp miễn phí những công cụ đánh giá mà đã trải qua những công trình nghiên cứu và thực nghiệm trước đây.

Mục tiêu 1 -Thông tin nền tảng. Chúng tôi đã tạo 5 bài thuyết trình trực tuyến: (1) Giới thiệu về ngữ cảnh xã hội và ngôn ngữ cho trẻ học hỏi tiếng Việt ở Hoa Kỳ; (2) Sự phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ song ngữ; (3) Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở tiếng Việt; (4) Đánh giá ngôn ngữ; và (5) Can thiệp ngôn ngữ. Xin vui lòng ghi danh miễn phí để xem các bài thuyết trình (chọn Đăng Ký ở góc trái màn hình).

Mục tiêu 2 - Công cụ đánh giá. Chúng tôi đã tạo một hệ thống truy cập những công cụ đánh giá và video đào tạo trên trang web này. Vui lòng chọn Công cụ Đánh giá ở trên.

TÀI TRỢ

Chương trình tài trợ của Hiệp hội Hoa Kỳ Lời nói-Ngôn ngữ-Thính Giác năm 2019 cho các Dự án về Hoạt động Đa Văn hóa được trao cho Phạm Thùy Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

American Speech-Language-Hearing Association. (2018). [Dữ liệu tóm tắt: Nhà cung cấp dịch vụ song ngữ ASHA] Data Snapshot: ASHA Bilingual Service Providers, Year-End 2018. Retrieved from https://www.asha.org/uploadedFiles/Demographic-Profile-Bilingual-Spanish-Service-Members.pdf

Eitel, S., Tran, H. V., & Management Systems International (2017). [Đánh giá Âm Ngữ Trị Liệu tại Việt Nam. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID): Dự án Dịch vụ Đánh giá, Giám sát và Khảo sát Việt Nam (VEMSS)] Speech and language therapy assessment in Vietnam. The United States Agency for International Development (USAID): Vietnam Evaluation, Monitoring and Survey Services Project (VEMSS). Retrieved from pdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00MJHP.pdf

Pham, G. & Kohnert, K. (2014). [Một nghiên cứu dài hạn về phát triển từ vựng ở trẻ em học tiếng Việt và tiếng Anh] A longitudinal study of lexical development in children learning Vietnamese and English. Child Development, 85, 767-782.

Pham, G., Pruitt-Lord, S., Snow, C.E., Nguyen, H.T.Y., Pham, B., Dao, T.B.T., Tran, N.B.T., Pham, L.T., Hoang, H.T., & Dam, Q.D. (2019). [Xác định rối loạn ngôn ngữ phát triển ở trẻ em Việt Nam] Identifying developmental language disorder in Vietnamese children. Advanced online publication in the Journal of Speech, Language, and Hearing Research.

Tran, J. (2010). [Phát triển trẻ em về những câu loại từ tiếng Việt] Child acquisition of Vietnamese classifier phrases. Journal of Southeast Asian Linguistics Society, 3, 111-137.